Phật pháp ứng dụng Tổ Ca-Tỳ-Ma-La

Ngài người nước Hoa-Thị, ban đầu học theo ngoại đạo, giỏi các pháp huyễn thuật, đồ chúng có đến ba ngàn. Khi đến so tài với Mã -Minh, bị Tổ hàng phục, liền cùng đồ chúng phát tâm xuất gia. Tổ Mã-Minh độ cho Ngài xuất gia, sau truyền tâm pháp. Sau khi được truyền tâm pháp, Ngài đi giáo hóa khắp nơi. Lần lượt đến nước Tây-Ấn, nơi đây có Thái-tử tên Vân-Tự-Tại rất ngưỡng mộ Ngài. Thái-Tử thỉnh Ngài và đại chúng vào cung cúng dường, Ngài từ chối bảo:

-Phật cấm Sa- môn không được gần gũi vua quan những nhà có thế lực, nên tôi không dám nhận lời. Thái-tử bạch:

-Thưa Tôn-giả ! phía Bắc thành nầy có một hòn núi lớn, trong núi có hang đá yên lặng bặt người thế tục, có thể ở nơi đó thiền định được. Tuy nhiên, trong đó có nhiều rắn và thú dữ, song tin tưởng đức cao dày của Tôn- giả sẽ chuyển hóa chúng. Ngài nhận lời, cung đồ đệ tiến thẳng đến núi ấy. Vừa đến núi nầy quả gặp một con rắn lớn dài gần một dặm, trợn mắt nhìn Ngài, Ngài vẫn đi thẳng không ngó đến nó. Ngài đi đến phía Nam chân núi dừng nghỉ chỗ đất bằng, con rắn ấy đến quấn chung quanh Ngài, Ngài cũng chẳng đoái hoài, giây lát con rắn bò đi. Ngài tìm lại chúng theo Ngài thì họ đã chạy tán loạn hết. Ngài một mình đi thẳng đến hang đá. Bỗng thấy một ông già mặc toàn đồ trắng đi ra chấp tay kính lễ Ngài, Ngài hỏi : -Ông ở đâu ? Ông già thưa : -Con xưa làm vị Tỳ-kheo rất thích vắng lặng, bực người mới học đến hỏi, nhơn đó nổi sân; bởi duyên cớ ấy khi chết đọa làm thân rắn ở trong hang nầy, đến giờ đã ngàn năm. Vừa gặpTôn-giả là bực thánh đức nên ra kính lễ. Ngài hỏi :-Núi nầy còn có người nào ở nữa chăng?

Và họ theo đạo nào ? Ngươi chỉ cho ta biết ? Ông già thưa : -Cách đây mười dặm về phía Bắc có một tàng cây thật to, dưới tàng cây có năm trăm vị nhân tài ẩn dật, vị lãnh tụ hiệu là Long-Thọ, thường vì chúng nói pháp, con cũng thường đến nghe. Ngài chờ đồ chúng tụ hội, cùng họ tiến đến phía Bắ c. Vừa đến cây to, quả nhiên Long-Thọ ra nghinh tiếp Ngài. Long-Thọ vui vẻ đảnh lễ thưa Ngài :- Chỗ núi sâu vắng vẻ, nơi hang ổ của thú dữ, đại đức chí tôn sao thương xót đến đây ? Ngài đáp : -Ta không phải chí tôn, đến để phỏng vấn hiền giả. Long-Thọ lặng thinh thầm nghĩ: -Tôn-giả nầy được tánh quyết định, đạo nhãn đã sáng chưa ? Phải là người đại thánh, thừa kế chơn tông chăng ?

Ngài biết liền bảo: -Tuy tâm niệm của ngươi, ta đã biết rồi, chỉ cần xuất gia, lo gì ta chẳng phải thánh ?

Bấy giờ Long-Thọ sám hối tạ tội. Ngài độ cho xuất gia. Một hôm, Ngài gọi Long-Thọ lại bảo: -Nay ta đem đại pháp nhãn tạng của Như-Lai trao cho ngươi, ngươi phải truyền nối chớ dứt. Nghe ta nói kệ :

Phi ẩn phi hiển pháp, Thuyết thị chơn thật tế, Ngộ thử ẩn hiển pháp, Phi ngu diệc phi trí .

Dịch : Pháp không ẩn không hiển, Nói là mé chơn thật, Ngộ pháp ẩn hiển nầy, Chẳng ngu cũng chẳng trí .

Truyền pháp xong, Ngài trình thần biến rồi tịch diệt. Long-Thọ và đồ chúng hỏa táng thân Ngài, lượm xá-lợi xây tháp cúng dường .

Xem thêm:

Tổ Ca-Tỳ-Ma-La

Phật pháp ứng dụng Tổ Ca-Tỳ-Ma-La

Ngài người nước Hoa-Thị, ban đầu học theo ngoại đạo, giỏi các pháp huyễn thuật, đồ chúng có đến ba ngàn. Khi đến so tài với Mã -Minh, bị Tổ hàng phục, liền cùng đồ chúng phát tâm xuất gia. Tổ Mã-Minh độ cho Ngài xuất gia, sau truyền tâm pháp. Sau khi được truyền tâm pháp, Ngài đi giáo hóa khắp nơi. Lần lượt đến nước Tây-Ấn, nơi đây có Thái-tử tên Vân-Tự-Tại rất ngưỡng mộ Ngài. Thái-Tử thỉnh Ngài và đại chúng vào cung cúng dường, Ngài từ chối bảo:

-Phật cấm Sa- môn không được gần gũi vua quan những nhà có thế lực, nên tôi không dám nhận lời. Thái-tử bạch:

-Thưa Tôn-giả ! phía Bắc thành nầy có một hòn núi lớn, trong núi có hang đá yên lặng bặt người thế tục, có thể ở nơi đó thiền định được. Tuy nhiên, trong đó có nhiều rắn và thú dữ, song tin tưởng đức cao dày của Tôn- giả sẽ chuyển hóa chúng. Ngài nhận lời, cung đồ đệ tiến thẳng đến núi ấy. Vừa đến núi nầy quả gặp một con rắn lớn dài gần một dặm, trợn mắt nhìn Ngài, Ngài vẫn đi thẳng không ngó đến nó. Ngài đi đến phía Nam chân núi dừng nghỉ chỗ đất bằng, con rắn ấy đến quấn chung quanh Ngài, Ngài cũng chẳng đoái hoài, giây lát con rắn bò đi. Ngài tìm lại chúng theo Ngài thì họ đã chạy tán loạn hết. Ngài một mình đi thẳng đến hang đá. Bỗng thấy một ông già mặc toàn đồ trắng đi ra chấp tay kính lễ Ngài, Ngài hỏi : -Ông ở đâu ? Ông già thưa : -Con xưa làm vị Tỳ-kheo rất thích vắng lặng, bực người mới học đến hỏi, nhơn đó nổi sân; bởi duyên cớ ấy khi chết đọa làm thân rắn ở trong hang nầy, đến giờ đã ngàn năm. Vừa gặpTôn-giả là bực thánh đức nên ra kính lễ. Ngài hỏi :-Núi nầy còn có người nào ở nữa chăng?

Và họ theo đạo nào ? Ngươi chỉ cho ta biết ? Ông già thưa : -Cách đây mười dặm về phía Bắc có một tàng cây thật to, dưới tàng cây có năm trăm vị nhân tài ẩn dật, vị lãnh tụ hiệu là Long-Thọ, thường vì chúng nói pháp, con cũng thường đến nghe. Ngài chờ đồ chúng tụ hội, cùng họ tiến đến phía Bắ c. Vừa đến cây to, quả nhiên Long-Thọ ra nghinh tiếp Ngài. Long-Thọ vui vẻ đảnh lễ thưa Ngài :- Chỗ núi sâu vắng vẻ, nơi hang ổ của thú dữ, đại đức chí tôn sao thương xót đến đây ? Ngài đáp : -Ta không phải chí tôn, đến để phỏng vấn hiền giả. Long-Thọ lặng thinh thầm nghĩ: -Tôn-giả nầy được tánh quyết định, đạo nhãn đã sáng chưa ? Phải là người đại thánh, thừa kế chơn tông chăng ?

Ngài biết liền bảo: -Tuy tâm niệm của ngươi, ta đã biết rồi, chỉ cần xuất gia, lo gì ta chẳng phải thánh ?

Bấy giờ Long-Thọ sám hối tạ tội. Ngài độ cho xuất gia. Một hôm, Ngài gọi Long-Thọ lại bảo: -Nay ta đem đại pháp nhãn tạng của Như-Lai trao cho ngươi, ngươi phải truyền nối chớ dứt. Nghe ta nói kệ :

Phi ẩn phi hiển pháp, Thuyết thị chơn thật tế, Ngộ thử ẩn hiển pháp, Phi ngu diệc phi trí .

Dịch : Pháp không ẩn không hiển, Nói là mé chơn thật, Ngộ pháp ẩn hiển nầy, Chẳng ngu cũng chẳng trí .

Truyền pháp xong, Ngài trình thần biến rồi tịch diệt. Long-Thọ và đồ chúng hỏa táng thân Ngài, lượm xá-lợi xây tháp cúng dường .

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Chánh đạo

Ngay trước khi Ninakawa lìa trần, thiền sư Ikkyu đến thăm. "Có cần bần tăng dẫn độ chăng?" Ikkyu hỏi.

Ninakawa trả lời: "Tôi đến đây một mình và tôi ra đi một mình. Ngài có thể giúp gì nào?"

Ikkyu trả lời: "Nếu ông nghĩ rằng ông thực sự đến và đi, đó là vọng tưởng. Ðể ta chỉ cho ông con đường theo đó chẳng có đến và chẳng có đi."

Rồi dùng lời, Ikkyu mở cho thấy con đường sáng rõ và Ninakawa mĩm cười viên tịch.

Xem thêm:

Chánh đạo

Phật pháp ứng dụng Chánh đạo

Ngay trước khi Ninakawa lìa trần, thiền sư Ikkyu đến thăm. "Có cần bần tăng dẫn độ chăng?" Ikkyu hỏi.

Ninakawa trả lời: "Tôi đến đây một mình và tôi ra đi một mình. Ngài có thể giúp gì nào?"

Ikkyu trả lời: "Nếu ông nghĩ rằng ông thực sự đến và đi, đó là vọng tưởng. Ðể ta chỉ cho ông con đường theo đó chẳng có đến và chẳng có đi."

Rồi dùng lời, Ikkyu mở cho thấy con đường sáng rõ và Ninakawa mĩm cười viên tịch.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Chúc thư

Ikkyu, vị thiền sư danh tiếng thời Ashikaga, vốn là hoàng tử. Khi ngài còn bé mẹ ngài đã rời khỏi hoàng thành để theo học thiền trong một tự viện. Cũng vì thế mà Hoàng tử Ikkyu trở thành thiền sinh. Khi mẹ ngài băng hà, có để lại cho ngài một bức thư như
thế này:

Gởi Ikkyu:
Mẹ vừa hoàn tất nghiệp quả trong đời này và trở về với cõi vô cùng. Mẹ chúc con trở thành một thiền sinh giỏi và nhận ra Phật tánh của mình. Nhờ vậy con mới biết được rằng mẹ có sa vào địa ngục, và có luôn được gần con hay không.

Nếu con trở thành một kẻ hiểu được rằng Ðức Phật và đệ tử của Ngài là Bồ Ðề Ðạt Ma đều là những kẽ tôi tớ của chính con, con nên ngừng chuyện nghiên cứu học hỏi mà nên làm việc cứu nhân độ thế. Ðức Phật đã thuyết pháp trong bốn mươi chín năm mà
vẫn thấy không cần thiết nói lên một lời. Con phải biết vì sao. 
Nhưng nếu con không và ít ra, nên tránh nghĩ đến những điều vô ích.

Mẹ của con,
Không sinh, không tử.
Ngày đầu Tháng Chín.

Tái bút: Giáo pháp của Ðức Phật là cốt để giác ngộ kẽ khác. Nếu con bị lệ thuộc vào những phương cách, thì con chẳng qua chỉ là một con côn trùng ngu muội. Có đến tám vạn kinh điển Phật giáo và nếu con phải đọc cho hết mà vẫn không nhận ra Phật tính
của con, con sẽ không hiểu được gì cả ngay cả lá thư này. Ðây là di chúc của mẹ.

Xem thêm:

Chúc thư

Phật pháp ứng dụng Chúc thư

Ikkyu, vị thiền sư danh tiếng thời Ashikaga, vốn là hoàng tử. Khi ngài còn bé mẹ ngài đã rời khỏi hoàng thành để theo học thiền trong một tự viện. Cũng vì thế mà Hoàng tử Ikkyu trở thành thiền sinh. Khi mẹ ngài băng hà, có để lại cho ngài một bức thư như
thế này:

Gởi Ikkyu:
Mẹ vừa hoàn tất nghiệp quả trong đời này và trở về với cõi vô cùng. Mẹ chúc con trở thành một thiền sinh giỏi và nhận ra Phật tánh của mình. Nhờ vậy con mới biết được rằng mẹ có sa vào địa ngục, và có luôn được gần con hay không.

Nếu con trở thành một kẻ hiểu được rằng Ðức Phật và đệ tử của Ngài là Bồ Ðề Ðạt Ma đều là những kẽ tôi tớ của chính con, con nên ngừng chuyện nghiên cứu học hỏi mà nên làm việc cứu nhân độ thế. Ðức Phật đã thuyết pháp trong bốn mươi chín năm mà
vẫn thấy không cần thiết nói lên một lời. Con phải biết vì sao. 
Nhưng nếu con không và ít ra, nên tránh nghĩ đến những điều vô ích.

Mẹ của con,
Không sinh, không tử.
Ngày đầu Tháng Chín.

Tái bút: Giáo pháp của Ðức Phật là cốt để giác ngộ kẽ khác. Nếu con bị lệ thuộc vào những phương cách, thì con chẳng qua chỉ là một con côn trùng ngu muội. Có đến tám vạn kinh điển Phật giáo và nếu con phải đọc cho hết mà vẫn không nhận ra Phật tính
của con, con sẽ không hiểu được gì cả ngay cả lá thư này. Ðây là di chúc của mẹ.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Giọng nói của hạnh phúc

Sau khi Bankei qua đời, một người mù thường sống cạnh thiền viện kể với bạn rằng: "Bởi tôi mù nên không thể nào nhìn thấy rõ mặt ai, vì thế tôi đoán được tâm tánh của mỗi người qua tiếng nói. 

Thông thường khi tôi nghe ai khen ngợi kẻ khác hạnh phúc hay thành công, tôi còn nghe được cái giọng thầm kín của ganh tị. 

Khi nghe lời chia buồn kẻ khác gặp điều bất hạnh, tôi nghe có giọng khóai trá thỏa mãn, rõ là kẻ nói lời chia buồn mà lòng thì sung sướng vì có những món kẻ kia bỏ lại để cho mình chiếm đoạt.

"Chỉ riêng giọng nói của Thiền sư Bankei là luôn luôn thành thực. Khi ngài nói lời vui vẻ, tôi chỉ nghe độc có giọng vui vẻ. Khi ngài tỏ lòng buồn rầu, tôi chỉ nghe độc một giọng buôn rầu."

Xem thêm:

Giọng nói của hạnh phúc

Phật pháp ứng dụng Giọng nói của hạnh phúc

Sau khi Bankei qua đời, một người mù thường sống cạnh thiền viện kể với bạn rằng: "Bởi tôi mù nên không thể nào nhìn thấy rõ mặt ai, vì thế tôi đoán được tâm tánh của mỗi người qua tiếng nói. 

Thông thường khi tôi nghe ai khen ngợi kẻ khác hạnh phúc hay thành công, tôi còn nghe được cái giọng thầm kín của ganh tị. 

Khi nghe lời chia buồn kẻ khác gặp điều bất hạnh, tôi nghe có giọng khóai trá thỏa mãn, rõ là kẻ nói lời chia buồn mà lòng thì sung sướng vì có những món kẻ kia bỏ lại để cho mình chiếm đoạt.

"Chỉ riêng giọng nói của Thiền sư Bankei là luôn luôn thành thực. Khi ngài nói lời vui vẻ, tôi chỉ nghe độc có giọng vui vẻ. Khi ngài tỏ lòng buồn rầu, tôi chỉ nghe độc một giọng buôn rầu."

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Nếu yêu hãy yêu công khai

Hai mươi tăng sinh và một ni sinh tên là Eshun, đang tu thiền với một vị thiền sư.

Eshun rất đẹp mặc dù đã cạo đầu và khoác áo nâu sòng. Vài tăng sinh đem lòng yêu trộm.

Một tăng sinh viết cho cô một lá thư tình và mong được gặp riêng. Eshun không trả lời.

Ngày hôm sau vừa hết buổi giảng của thầy, Eshun đứng dậy nói lớn, ám chỉ vào người đã gởi thư cho cô: "Nếu sư huynh nào đó yêu tôi thực sự thì ngay bây giờ hãy đến đây ôm
tôi."

Xem thêm:

Nếu yêu hãy yêu công khai

Phật pháp ứng dụng Nếu yêu hãy yêu công khai

Hai mươi tăng sinh và một ni sinh tên là Eshun, đang tu thiền với một vị thiền sư.

Eshun rất đẹp mặc dù đã cạo đầu và khoác áo nâu sòng. Vài tăng sinh đem lòng yêu trộm.

Một tăng sinh viết cho cô một lá thư tình và mong được gặp riêng. Eshun không trả lời.

Ngày hôm sau vừa hết buổi giảng của thầy, Eshun đứng dậy nói lớn, ám chỉ vào người đã gởi thư cho cô: "Nếu sư huynh nào đó yêu tôi thực sự thì ngay bây giờ hãy đến đây ôm
tôi."

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Có như Giòng Sông

Đời mình có như giòng sông 
ngậm nhánh rong trôi mơ hồ 
một ngày ta đứng ngóng trông 
sóng đưa tình trầm tích cổ

một ngày nghiêng vai ta đón 
hạnh phúc theo gió ngang về 
một ngày tình cờ ta biết 
người như chim lạc cánh mê

nghìn năm con sóng âm thầm 
dội buồn lên sỏi đá đau
hồn khô nhập lá tịnh tâm 
rụng cội hoa xưa quên sầu

một ngày ta cúi xuống đời 
bình yên bao dung đổi ngôi 
một ngày ơn tạ từ người
gội tình phai nhánh sông trôi

đời mình có như giòng sông 
dậy sóng chuyên chở lời kinh 
tẩy phiền năm dài tháng rộng 
đưa người qua sông vô tình

Xem thêm:

Có như Giòng Sông

Phật pháp ứng dụng Có như Giòng Sông

Đời mình có như giòng sông 
ngậm nhánh rong trôi mơ hồ 
một ngày ta đứng ngóng trông 
sóng đưa tình trầm tích cổ

một ngày nghiêng vai ta đón 
hạnh phúc theo gió ngang về 
một ngày tình cờ ta biết 
người như chim lạc cánh mê

nghìn năm con sóng âm thầm 
dội buồn lên sỏi đá đau
hồn khô nhập lá tịnh tâm 
rụng cội hoa xưa quên sầu

một ngày ta cúi xuống đời 
bình yên bao dung đổi ngôi 
một ngày ơn tạ từ người
gội tình phai nhánh sông trôi

đời mình có như giòng sông 
dậy sóng chuyên chở lời kinh 
tẩy phiền năm dài tháng rộng 
đưa người qua sông vô tình

Xem thêm:
Đọc thêm..
Chiêm ngưỡng tôn tượng mỗi Chư Phật, Chư Bồ Tát, Phật tử đều có thể thấy phần nào hạnh nguyện của Quý Ngài.

Bồ Tát Quán Thế Âm với nhành dương liễu và bình tịnh thủy trên tay, nghe tiếng kêu thương nơi đâu, Ngài liền đến cứu khổ. Nhành dương liễu phẩy sạch bụi uế trược, nước Cam Lộ rưới mát khổ đau:

“Lòng Bi như sấm động 
Ý Từ tựa đường mây 
Xối mưa pháp Cam Lộ 
Lửa não phiền dứt ngay”

Vị Bồ tát phát đại nguyện “Địa ngục vị không thệ bất thành Phật” là Ngài Địa Tạng Vương thì oai nghi với cây tích trượng:

“Trong tay đã sẵn gậy vàng

Dộng tan cửa ngục cứu toàn chúng sanh
Tay cầm châu sáng tròn vìn
Hào quang soi khắp ba nghìn đại thiên”

Hai vị Bồ Tát tiêu biểu cho lòng đại từ đại bi như trên đều có trong tay những pháp khí để xử dụng trên đường ban vui cứu khổ. Riêng Đức Phật A Di Đà, chỉ hiện thân một nhân dáng chói lòa, uy nghiêm và an lạc với bàn tay phải buông thõng.

Mỗi biểu hiện, mỗi cử chỉ, lời nói, dù rất nhỏ, rất ngắn, của Chư Phật, Chư Bồ Tát, đều chẳng phải tình cờ mà là ẩn dụ những hàm ý thâm sâu.


Phật pháp ứng dụng Bàn tay của Đức Phật A Di Đà

Tại sao Đức Phật A Di Đà không dùng một pháp khí nào khi cứu nhân độ thế? Vậy thì, bàn tay phải buông thõng của Ngài có phải là một lời nhắn nhủ gì không?

Tùy theo cảm quan, mỗi người cảm nhận được lời khuyến tấn của Ngài theo lòng ước vọng riêng.

Với những bước đầu sơ cơ học đạo, tôi chiêm ngưỡng bàn tay phải của Ngài như dấu mốc tuyệt hảo cho người cầu đạo vươn tới:

“Này các con, tay ta luôn mở rộng, đợi chờ. Các con hãy cố gắng bước tới, nắm lấy đi. Các con phải tu, phải học, phải kiên tâm hành trì giáo pháp, tạo cho mình đủ nội lực, tự giác thì năng lượng giác tha của ta mới có thể độ thoát. Phải đủ sức và quyết tâm bước tới, nắm lấy tay ta, ta mới dắt các con đi được…”

Đó là cảm nhận của riêng tôi vì tôi thấy ý nghĩa này phù hợp với tấm lòng từ mẫn vô biên trong Kinh A Di Đà: “… Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn, văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu, nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn, kỳ nhơn lâm mạng chung thời A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền, thị nhơn chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực Lạc quốc độ …”

Đọc đoạn kinh trên, ta tưởng như lời khuyến dụ thiết tha mà chỉ những bậc cha mẹ yêu thương con vô cùng vô tận mới có đủ kiên nhẫn rỉ rả như vầy: “Các con ráng niệm bẩy ngày đi! Không được hả? vậy sáu ngày, hay năm ngày nhé!? Cũng khó quá ư? Thôi thì ba ngày, hai ngày, có được không hả con? Cũng không nổi ư? Thôi, thế này vậy nhé, con cố niệm một ngày cũng được, một ngày chuyên tâm, vững tin và an lạc, ta cũng sẽ đến với con…”

Đó là tấm lòng trời biển của Chư Phật, Chư Bồ Tát đối với chúng sanh. Tùy theo hoàn cảnh và môi trường, có những vị chỉ cho, cho ngay, cho không, khi chúng sanh gặp cơn nguy khốn. Nhưng có những vị muốn vun bồi cho chúng sanh phần vốn liếng trí tuệ thì các Ngài phải chiêu dụ chúng sanh tu tập.

Bàn tay phải của Đức Phật A Di Đà là một “giải thưởng treo cao” cho các học sinh gắng học để đạt tới, dẫu đang ở cõi này hay đang lang thang ba đường sáu nẻo!

Một lần, trong Trai Đàn Chẩn Tế Tam Thời Hệ Niệm, tôi đã cảm nhận bàn tay Từ Bi đó vẫy gọi những hương linh được thân nhân mời về cùng dự khóa tu. Âm thanh tán tụng của quý Thầy, Cô, quyện vào tiếng trống, tiếng chuông, mõ, khánh, của ban pháp khí và lòng thành của toàn thể đông đảo đại chúng đã chuyển tải luồng năng lượng cực kỳ dõng mãnh, thể hiện rõ rệt câu kệ

“Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn”; nên giữa thời kinh, trong đạo tràng đã vang lên những tiếng nấc xúc động, những giòng lệ lặng lẽ tuôn rơi…

Và tôi nghe trong tôi, nghẹn ngào thầm gọi: “Ông bà ơi! Cha ơi! Mẹ ơi! Bàn tay phải của Đức Phật A Di Đà đang chờ ông bà, cha mẹ đó! Nếu còn bơ vơ sáu nẻo ba đường, xin hãy cố gắng đến gần! Hãy nắm lấy cho được, bàn tay Đức Phật để Ngài dẫn về Cực Lạc quốc độ! Ngài đang hiện diện nơi đây cho tất cả mọi oan hồn uổng tử, xin ông bà, cha mẹ hãy bước thật nhanh, tới gần Ngài đi, nắm lấy bàn tay đó đi! A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! A Di Đà Phật!”

Cứ thế, tôi khóc nức nở, không gì có thể kìm hãm khi tôi cảm nhận ông bà, cha mẹ đang phảng phất đâu đây. Và, trong mơ hồ cực kỳ mầu nhiệm, tôi tưởng như vừa chạm tới bàn tay phải của Đấng Từ Bi. Trong tôi đang có ông bà, cha mẹ; nên tôi nắm lấy Bàn-Tay-Cứu-Độ là nắm lấy cho ông bà cha mẹ. Trên bàn linh, nụ cười mẹ tôi rạng rỡ. Rồi cha tôi và ông bà tôi cũng cười nữa. Và đạo tràng lấp lánh như muôn ánh sao trong đêm rằm.

Nghịch cảnh thời thế đã bứng tôi ra khỏi vòng tay Cha Mẹ. Nơi xứ người, tôi từng ngàn lần tạ lỗi Mẹ, tạ lỗi Cha, vì khi Cha Mẹ khuất núi, tôi đều không thể có mặt để tụng những thời kinh A Di Đà như khi xưa tôi thường vừa thỉnh chuông mõ, vừa dẫn kinh để Cha Mẹ tụng theo.

Niềm ân hận lớn lao đó theo tôi đủ bốn mùa, nên sau mỗi thời công phu chiều, tôi thường tĩnh tọa, lắng tâm, và thầm lặng kính cẩn đặt vào Bàn Tay Phải Của Đức Phật A Di Đà, chút công đức nhỏ nhoi, hồi hướng tới song thân đã khuất.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Xem thêm:

Bàn tay của Đức Phật A Di Đà

Chiêm ngưỡng tôn tượng mỗi Chư Phật, Chư Bồ Tát, Phật tử đều có thể thấy phần nào hạnh nguyện của Quý Ngài.

Bồ Tát Quán Thế Âm với nhành dương liễu và bình tịnh thủy trên tay, nghe tiếng kêu thương nơi đâu, Ngài liền đến cứu khổ. Nhành dương liễu phẩy sạch bụi uế trược, nước Cam Lộ rưới mát khổ đau:

“Lòng Bi như sấm động 
Ý Từ tựa đường mây 
Xối mưa pháp Cam Lộ 
Lửa não phiền dứt ngay”

Vị Bồ tát phát đại nguyện “Địa ngục vị không thệ bất thành Phật” là Ngài Địa Tạng Vương thì oai nghi với cây tích trượng:

“Trong tay đã sẵn gậy vàng

Dộng tan cửa ngục cứu toàn chúng sanh
Tay cầm châu sáng tròn vìn
Hào quang soi khắp ba nghìn đại thiên”

Hai vị Bồ Tát tiêu biểu cho lòng đại từ đại bi như trên đều có trong tay những pháp khí để xử dụng trên đường ban vui cứu khổ. Riêng Đức Phật A Di Đà, chỉ hiện thân một nhân dáng chói lòa, uy nghiêm và an lạc với bàn tay phải buông thõng.

Mỗi biểu hiện, mỗi cử chỉ, lời nói, dù rất nhỏ, rất ngắn, của Chư Phật, Chư Bồ Tát, đều chẳng phải tình cờ mà là ẩn dụ những hàm ý thâm sâu.


Phật pháp ứng dụng Bàn tay của Đức Phật A Di Đà

Tại sao Đức Phật A Di Đà không dùng một pháp khí nào khi cứu nhân độ thế? Vậy thì, bàn tay phải buông thõng của Ngài có phải là một lời nhắn nhủ gì không?

Tùy theo cảm quan, mỗi người cảm nhận được lời khuyến tấn của Ngài theo lòng ước vọng riêng.

Với những bước đầu sơ cơ học đạo, tôi chiêm ngưỡng bàn tay phải của Ngài như dấu mốc tuyệt hảo cho người cầu đạo vươn tới:

“Này các con, tay ta luôn mở rộng, đợi chờ. Các con hãy cố gắng bước tới, nắm lấy đi. Các con phải tu, phải học, phải kiên tâm hành trì giáo pháp, tạo cho mình đủ nội lực, tự giác thì năng lượng giác tha của ta mới có thể độ thoát. Phải đủ sức và quyết tâm bước tới, nắm lấy tay ta, ta mới dắt các con đi được…”

Đó là cảm nhận của riêng tôi vì tôi thấy ý nghĩa này phù hợp với tấm lòng từ mẫn vô biên trong Kinh A Di Đà: “… Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn, văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu, nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn, kỳ nhơn lâm mạng chung thời A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền, thị nhơn chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực Lạc quốc độ …”

Đọc đoạn kinh trên, ta tưởng như lời khuyến dụ thiết tha mà chỉ những bậc cha mẹ yêu thương con vô cùng vô tận mới có đủ kiên nhẫn rỉ rả như vầy: “Các con ráng niệm bẩy ngày đi! Không được hả? vậy sáu ngày, hay năm ngày nhé!? Cũng khó quá ư? Thôi thì ba ngày, hai ngày, có được không hả con? Cũng không nổi ư? Thôi, thế này vậy nhé, con cố niệm một ngày cũng được, một ngày chuyên tâm, vững tin và an lạc, ta cũng sẽ đến với con…”

Đó là tấm lòng trời biển của Chư Phật, Chư Bồ Tát đối với chúng sanh. Tùy theo hoàn cảnh và môi trường, có những vị chỉ cho, cho ngay, cho không, khi chúng sanh gặp cơn nguy khốn. Nhưng có những vị muốn vun bồi cho chúng sanh phần vốn liếng trí tuệ thì các Ngài phải chiêu dụ chúng sanh tu tập.

Bàn tay phải của Đức Phật A Di Đà là một “giải thưởng treo cao” cho các học sinh gắng học để đạt tới, dẫu đang ở cõi này hay đang lang thang ba đường sáu nẻo!

Một lần, trong Trai Đàn Chẩn Tế Tam Thời Hệ Niệm, tôi đã cảm nhận bàn tay Từ Bi đó vẫy gọi những hương linh được thân nhân mời về cùng dự khóa tu. Âm thanh tán tụng của quý Thầy, Cô, quyện vào tiếng trống, tiếng chuông, mõ, khánh, của ban pháp khí và lòng thành của toàn thể đông đảo đại chúng đã chuyển tải luồng năng lượng cực kỳ dõng mãnh, thể hiện rõ rệt câu kệ

“Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn”; nên giữa thời kinh, trong đạo tràng đã vang lên những tiếng nấc xúc động, những giòng lệ lặng lẽ tuôn rơi…

Và tôi nghe trong tôi, nghẹn ngào thầm gọi: “Ông bà ơi! Cha ơi! Mẹ ơi! Bàn tay phải của Đức Phật A Di Đà đang chờ ông bà, cha mẹ đó! Nếu còn bơ vơ sáu nẻo ba đường, xin hãy cố gắng đến gần! Hãy nắm lấy cho được, bàn tay Đức Phật để Ngài dẫn về Cực Lạc quốc độ! Ngài đang hiện diện nơi đây cho tất cả mọi oan hồn uổng tử, xin ông bà, cha mẹ hãy bước thật nhanh, tới gần Ngài đi, nắm lấy bàn tay đó đi! A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! A Di Đà Phật!”

Cứ thế, tôi khóc nức nở, không gì có thể kìm hãm khi tôi cảm nhận ông bà, cha mẹ đang phảng phất đâu đây. Và, trong mơ hồ cực kỳ mầu nhiệm, tôi tưởng như vừa chạm tới bàn tay phải của Đấng Từ Bi. Trong tôi đang có ông bà, cha mẹ; nên tôi nắm lấy Bàn-Tay-Cứu-Độ là nắm lấy cho ông bà cha mẹ. Trên bàn linh, nụ cười mẹ tôi rạng rỡ. Rồi cha tôi và ông bà tôi cũng cười nữa. Và đạo tràng lấp lánh như muôn ánh sao trong đêm rằm.

Nghịch cảnh thời thế đã bứng tôi ra khỏi vòng tay Cha Mẹ. Nơi xứ người, tôi từng ngàn lần tạ lỗi Mẹ, tạ lỗi Cha, vì khi Cha Mẹ khuất núi, tôi đều không thể có mặt để tụng những thời kinh A Di Đà như khi xưa tôi thường vừa thỉnh chuông mõ, vừa dẫn kinh để Cha Mẹ tụng theo.

Niềm ân hận lớn lao đó theo tôi đủ bốn mùa, nên sau mỗi thời công phu chiều, tôi thường tĩnh tọa, lắng tâm, và thầm lặng kính cẩn đặt vào Bàn Tay Phải Của Đức Phật A Di Đà, chút công đức nhỏ nhoi, hồi hướng tới song thân đã khuất.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Xem thêm:
Đọc thêm..